Dắt mũi là gì thì chắc ai một lần trong đời cũng sẽ bị người nào đó hay nghe đâu đó hai từ này. Vậy ý nghĩa của nó như thế nào và có bao nhiêu trường hợp áp dụng của dẫn dắt thường gặp nhất.

Thực ra hai từ này không khó hiểu và khi nói ra thì ai cũng sẽ nôm na nó nghĩa là gì? Hiểu một cách hơi thô là khi nhìn vào động vật nuôi nào đó như trâu, bò ta thường hay dùng dây xỏ mũi và dắt đi. Việc mình lôi nó đi đâu theo ý mình muốn thì nó phải đi, đây gọi là “dắt mũi“.

Xem thêm: https://kienthucplus.vn/2022/09/chu-dai-bi-tieng-viet-de-hoc-de-nhin-nhat.html

Dắt mũi là gì? Các trường hợp hay bị dắt mũi

I. Theo Tiếng Việt chúng ta hiểu dắt mũi như sau:

  • Theo nghĩa động từ

Động từ: (Khẩu ngữ) điều khiển làm cho phải tuân theo, nghe theo (hàm ý coi khinh), khờ dại nên bị điều khiển. VD: Thằng đó đần quá nên bị vợ dắt mũi suốt. Đồng nghĩa: xỏ mũi . Trong tiếng anh dịch là: lead (somebody) by the nose.

  • Ví dụ đặt câu

Trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với nó:
1. Sau đó, sẽ bị dắt mũi.

2. Tôi không thích bị dắt mũi.

3. Đừng để đàn bà dắt mũi.

4. Bị anh ta dắt mũi suốt bảy năm qua.

5. Cô không thể dắt mũi tôi mãi được.

6. Nhưng tôi đang dắt mũi cậu mất rồi.

7. Anh thật đúng là…một kẻ dễ dắt mũi.

8. Các anh bị dắt mũi bởi thằng xạo ke này.

9. Tôi không phải là tên ngốc để có thể bị người ta dắt mũi.

10. Cậu ấy đang dắt mũi cô ta vào một cống ngầm để…

II. Vậy dắt mũi có phải là lừa dối, là việc xấu không?

Người biết dùng cách DM là gì thường rất thông minh, lanh lợi và người bị DM là một kẻ khờ dại, dễ dàng tin người mà không tư duy, suy nghĩ.

Dắt mũi hay lừa đảo, lừa dối cũng đồng nghĩa nhưng để nói là việc xấu hay không thì phải phân tích kỹ về mục đích đằng sau? Họ cần dắt mũi mình theo họ vì mục đích gì? Họ muốn và được gì ở mình? Và mình sẽ thiệt hại gì khi để họ dẫn dắt?

Ví dụ: Con trâu hay bò khi bị dắt mũi một là ra đồng ăn cỏ hai là sẽ lên lò mổ. Mà dù có ra đồng ăn cỏ thì về lâu dài khi đến lúc chín muồi, trâu hay bò cũng đều bị thịt.

Ảnh minh họa về khái niệm dắt mũi là gì?

Ảnh minh họa về khái niệm dắt mũi là gì?

Vậy nên phải hiểu về nghĩa của nó và phải luôn tư duyphân tích về mục đích đằng sau để phòng tránh các trường hợp tiêu cực. Và tất nhiên không hẳn bị dẫn dắt là sẽ lên lò mổ hay là vì mục đích tiêu cực.

III. Công cụ dắt mũi hiện đại:

Với sự phổ biến điện thoại thông minh(ĐTTM) với giá rất rẻ mà chất lượng, ai cũng có thể sắm cho mình một chiếc. Nhưng nhiều người vẫn cứ ngỡ rằng khi mình nắm trong tay chiếc điện thoại thông minh thì mình có thể hiểu được chuyện của cả thế giới.

Đó là một sai lầm nghiêm trọng! Xin thưa rằng ĐTTM nó không khác gì chiếc dây thừng cột trên mũi con bò kia cả. Nếu bạn dùng ĐTTM để tìm kiếm kiến thức và biết cách suy xét đâu mới là kiến thức đúng thì bạn là người nắm đầu kia của dây thừng, còn nếu bạn không biết cách suy xét bạn sẽ chỉ là con bò bị người ta dùng(dây thừng=ĐTTM) dắt đi.

Vậy nên dùng smartphone bạn cần biết các kỹ năng về đọc và ngẫm. Đọc các trang tin uy tín, không nên tham khảo quá nhiều tin tức không kiểm duyệt như Youtube, Facebook hay Tiktok mà chỉ nên xem là kênh giải trí, tham khảo các bình luận phía dưới của các người đọc khác để xem bài viết có đáng tin cậy không.

IV. Các trường hợp bị dắt mũi trong đời sống:

Không có sự liệt kê nào để nói hết được các trường hợp dắt mũi là gì trong cuộc sống của chúng ta. Bởi vì đây là một kỹ năng thông minh mà con người vốn đã có và có vô vàn trường hợp để áp dụng nó. Việc của chúng ta không phải là phân tích bao nhiêu trường hợp, mà phải biết cách để đề phòng. Và cách đề phòng tốt nhất đó là chúng ta phải học tập thật nhiều kiến thức+ hoặc tham khảo từ những người có đạo đức và kiến thức sâu rộng để trang bị cho mình tránh bị dẫn dắt.

Một số ví dụ để ta tự suy luận về dẫn dắt như:

  1. Anh bán dầu gội thì tạo bài truyền thông nói gội bằng bồ kết hói đầu, ai chưa biết sẽ dễ bị tin theo trong khi ngàn năm qua ta vẫn đầu bóng mượt.
  2. Anh bán dầu ăn thì tạo truyền thông nói mỡ heo ăn độc hại hơn dầu ăn, cũng tin răm rắp trong khi ngàn năm ta vẫn khỏe như trâu để đánh giặc.
  3. Anh bán gạo muốn bán giá cao thì truyền thông nói có gạo giả giá rẻ, trong khi làm gạo giả còn đắt hơn gạo thật.
  4. Anh bán vải thì tạo tin nói vải nước ngoài bị ung thư này kia trong khi vải người ta được cả thế giới tin dùng.
  5. Anh bán kem thương hiệu quốc tế thì nói kem trộn tự nhiên độc hại, nói cám gạo sẽ làm hư da…
  6. Anh môi giới thì đánh tráo giữa khái niệm đầu tưtrò chơi để dẫn dắt người đầu tư vào trò chơi mà mình đã tạo sân sẵn.
  7. Thầy sư giỡm thì đánh tráo khái niệm để dẫn dắt các người tin lầm vào mục đích trục lợi từ các khoản tiền từ thiện…

Và rất nhiều ngành nghề khác sử dụng cách dẫn dắt giữa con người với nhau. Xin nhắc lại là không phải lúc nào anh dắt mũi thì đều xấu. Bất cứ lĩnh vực, công việc gì đều có người này người kia, chất lượng này, chất lượng kia. Chỉ cần nhớ phải phân tích mục đích và áp dùng cho mình hợp lý.

KTP

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây