Lừa đảo chuyển khoản quốc tế người bán hàng online là bài viết chia sẻ của bạn đọc KTP đã bị các đối tượng lừa đảo online ghé thăm và may mắn KTP đã kịp thời cảnh báo bạn này. Bây giờ nghĩ lại nếu chỉ cảnh báo bạn đó mà im lặng không chia sẻ thì còn bao nhiêu người dễ bị lừa vì cả tin và bị dắt mũi. Vậy nên bài viết này KTP nêu rõ cách thức để mọi người tránh và biết cách cảnh báo với người thân bán hàng online.
Cách lừa chuyển khoản quốc tế người bán hàng online chú ý:
Cách thức này cũng đã được đăng tải trực tiếp trên Website của Bộ Công Thương.
Bước 1: Đầu tiên của các đối tượng lừa đảo online này là khi thấy những người bán hàng online bất kỳ sẽ chủ động nhắn tin và hỏi giá sản phẩm, mẫu sản phẩm nào đó.
Bước 2: Đối tượng lừa đảo online sẽ chọn mẫu bất kỳ, không cần tư vấn màu sắc, hình dáng, cho ai dùng…Cứ thế là chốt mua luôn.
Bước 3: Nói ở nước ngoài và xin số tài khoản ngân hàng của người bán hàng online để chuyển khoản quốc tế. Sau đó nó tra tên tài khoản người bán hàng bằng Internet banking rất dễ dàng.
Bước 4: Nó tạo một biểu mẫu điền thông tin tài khoản, OTP…và gửi ngược lại cho người bán hàng online để nhập vào xác nhận tiền từ quốc tế về.
Biểu mẫu lừa đảo xác nhận chuyển khoản quốc tế
Link xác nhận có tên miễn phí tại Weebly.com có dạng westernunion.weebly.com hoặc westernunion-abc.weebly.com hay moneygram.weebly.com. Nói chung là các tên miền có đuôi .weebly.com đều được lập miễn phí. Ai cũng có thể vào bằng Gmail để tạo một Website/Blog rất dễ dàng từ nó với dạng tenblog.weebly.com.
Về cơ bản Weebly.com chỉ đơn thuần là một trang mẫu để người dùng tạo website/blog miễn phí nên không có gì đáng ngại. Mà đáng ngại đó là với kẻ lừa đảo họ sẽ dùng nó chèn vào đó những đoạn code biểu mẫu để khi mọi người nhập vào xác nhận nó sẽ được gửi về cho họ những thông tin vào tài khoản ngân hàng của mình và dễ dàng rút tiền.
Người bán hàng online cần chú ý lừa đảo chuyển khoản quốc tế
Người bán hàng online cần làm gì?
Với các dấu hiệu trên thì chúng ta cũng không cần phải nói gì thêm:
- Nếu vui thì chém gió chút, rồi chặn. Còn không thì chặn luôn cho lẹ.
- Ở Việt Nam thì chỉ có tên miền .Vn là an toàn nhất vì nó là của cơ quan nhà nước Việt Nam quản lý, trường hợp có vấn đề gì thì như câu:”túm người có tóc ai túm người trọc đầu” thì ta biết được sẽ túm ai rồi đó.
- Còn với các tên miền quốc tế khác như .com, .net, .org…thì còn tùy. Tốt nhất không biết thì đừng động vào các tên Website lạ, không điền bất kỳ thông tin riêng tư nào.
Một số thông tin hình ảnh liên quan cuộc đối thoại với kẻ lừa đảo:
Nhiều người cũng bị lừa rồi cũng đã đưa lên mạng và chửi những người có tên và hình trong nick. Nhưng thực ra các nick đã đi lừa đảo chẳng mấy ai dùng nick thật của mình cả.
Trao đổi với đối tượng về lừa đảo chuyển khoản quốc tế
Đa số nick này là bị hack từ trước đó mà người bị hack nick dù lập nick mới rồi mà vẫn không biết báo cáo để Facebook khóa nick đó lại, khiến kẻ giữ nick dùng nó đi lừa đảo. Với trường hợp này, mọi người nên cùng báo cáo và kêu người bị hack nick đó(nếu biết) báo cáo để khóa nick bị hack đi.
Trao đổi với đối tượng về lừa đảo chuyển khoản quốc tế
Trong trường hợp mình đã báo với nick thật cùng báo cáo để khóa nick mà người đó vẫn bất hợp tác thì có thể chính nó là kẻ lừa đảo chứ không phải bị hack nick nữa. Nó cũng lợi dụng suy nghĩ rằng mọi người nghĩ đó là nick bị hack, thật ra có thể dùng nhiều nick. Tùy vào thái độ hợp tác của người bị mạo danh mà xét, không vội kết luận, chửi bới nhé!
Bài học từ vụ lừa đảo đầu tiên
Thêm một đối tượng khác và cũng được đối đáp lại đàng hoàng lịch sự nhất có thể, đây là bài học rút ra từ kinh nghiệm của bạn đọc KTP.
Đối tượng khác với chiêu thức lừa đảo quốc tế
Đây là thông tin quan trọng, mọi người nên biết và cảnh báo cho người thân. Với các hình thức online mọi người nên nhớ cho mình một câu thần chú duy nhất này nhé:”Túm người có tóc, ai túm người trọc đầu” nếu ai chưa hiểu nghĩa câu này đừng giao dịch gì online nhé và những ai hiểu mà thực sự chưa nắm được “tóc” cũng đừng chớ đụng vào.
Chúc mọi người may mắn và bình an!