Bản năng và đạo đức trong khóa “Dạy làm giàu” là luận bàn mà KTP muốn nói đến cùng đọc các đọc giả ngày hôm nay. Vậy bản năng và đạo đức là gì mà sao phải bàn, cùng đọc để xem có đúng không nhé? 

I. Bản năng là gì?

Bất cứ một hình thức sống nào trên trái đất từ con người cho đến vi khuẩn, thậm chí kể cả các loài thực vật, đều được thiên nhiên ban tặng cho những bản năng gốc rễ để duy trì sự sống và truyền giống ra khắp hành tinh.

Bơi là một bản năng tạm quên đi của bé từ trong bụng mẹ
Bơi là một bản năng tạm quên đi của bé từ trong bụng mẹ – Ảnh mạng

Những bản năng gốc như:

  1. Bản năng sinh tồn, là bản năng ăn để sống, chống kẻ mạnh và ăn hiếp kẻ yếu.
  2. Bản năng hưởng thụ, là bản năng luôn đi tìm sự khoái lạc cho mình.
  3. Bản năng truyền giống, là bản năng làm cho nòi giống của mình được lan tràn ra khắp trái đất.
  4. Bản năng thích nghi với môi trường và hoàn cảnh sống để tồn tại.

II. Đạo đức là gì?

  •  Đạo đức là những điều tốt đẹp trong cuộc sống do tinh hoa trí tuệ con người hình thành sau nhiều kinh nghiệm tổn thương của đời sống bản năng đã mang lại. Đạo đức tồn tại đời sống khi mà loài người thấy được tác hại của cách sống theo bản năng. Đạo đức xuất hiện theo từng thời đại, từng dân tộc và được bổ sung dần theo bước chân tiến hóa của trí tuệ loài người. Những người rao giảng đạo đức, dù là dân tộc nào, dù trong thời đại nào, cũng đều là những bậc hiền triết cao quý, những vĩ nhân của từng thời đại mà điển hình nhất là những nhà sáng lập tôn giáo.
Bản năng và đạo đức trong khóa "Dạy làm giàu"
Bản năng và đạo đức trong khóa “Dạy làm giàu”
  • Trong khi bản năng là cái gì tự nhiên có sẵn trong từng người và chỉ có tăng chớ không có giảm, thì đạo đức lại là cái gì rất quý giá phải tu tập cực khổ lắm mới có được. Bản năng như dòng nước lũ cuốn con người về nơi vực thẳm đau khổ, đạo đức lại như chiếc phao giúp con người bơi ngược dòng trở về cội nguồn hạnh phúc của nhân loại. Vì vậy, sống theo bản năng thì dễ, nhưng sống có đạo đức là một việc khó làm, phải là người có ý chí, có sẵn nghiệp lành từ nhiều đời trước mới có thể thành tựu đạo đức và trở thành bậc Thánh nhân trong đời này.

II. Bản năng và đạo đức trong các khóa “Dạy làm giàu”?

Hiện nay các khóa dạy làm giàu tràn lan trên mạng với đủ các chiêu trò, quảng bá hình ảnh về “dạy làm giàu” là sẽ thành công? Vậy thì “dạy làm giàu” có liên quan gì đến hai khái niệm bản năng và đạo đức mà KTP đã nêu ở trên?

Có đấy, thực ra mọi người chỉ nhìn thấy mọi “hình ảnh” người khác thành công nhanh chóng mà choáng ngợp, rồi thì cứ bị cuốn hút vào đó mà quên mất đi cái bản năng vốn có của mình. Và các lớp làm giàu thường dựa vào cái bản năng quên đi của mọi người mà đánh vào nó.

Như đã nêu ở khái niệm trên thì con người chúng ta đã có sẵn các bản năng như: sinh ra đã biết bơi trong bụng mẹ, vừa ra đời đã biết bú thành thạo, lớn chút nữa là bản năng bắt chước cách bò, đi đứng chạy nhảy, biết chơi đùa, khi đói thì biết tìm thức ăn, biết xin người khác miếng bánh ngon, biết nói dối khi làm sai điều gì, biết lấy bất cứ thứ gì mà chỉ cần mình thấy và thích nó, biết cách bảo vệ mình khi bị ai đó tấn công và cướp mất thức ăn của mình.

Bản năng bú của bé đã có sẵn từ khi bé vừa chào đời
Bản năng bú của bé đã có sẵn từ khi bé vừa chào đời

Vậy tại sao các bản năng đó ta đã có sẵn trong người từ khi còn trong bụng mẹ mà đến lúc trưởng thành ta lại quên nó đi, để rồi phải quay lại bỏ số tiền không nhỏ để học lại những gì mình đã có?

Điều này có nguyên do của nó, chúng ta đã phải quên đi các bản năng xấu mà khuôn phép của đạo đức không cho. Ngay từ khi nhỏ, ở với gia đình chúng ta đã được học đạo đức theo khuôn mẫu của người Việt Nam. Được người lớn tuổi khuyên dạy và lược bỏ đi các bản năng xấu để tôn lên cái đạo đức mà kinh nghiệm hàng ngàn năm đã được đặt ra. Khi lớn lên đi học trường lớp, chúng ta lại được học thêm một số khác về khuôn phép đạo đức nhà trường và pháp luật nhà nước. Điều này lại tiếp tục thu hẹp một phần bản năng vốn có của chúng ta.

III. Tại sao những người ham chơi, phá phách lúc nhỏ thì rất dễ thành công?

Dĩ nhiên rồi với những người này ngay từ nhỏ đã không tuân theo một khuôn mẫu đạo đức nào, do ai đặt ra cho mình mà đa số họ phát huy tối đa các bản năng mà mình có.  Việc thuần thục tất cả bản năngđạo đức đã từng không cho phép từ nhỏ đến trưởng thành, khi đi làm việc khiến họ tự tin hơn mà không phải sợ hãi ai nhòm ngó về đạo đức.

Bản năng ham chơi, phá phách thích làm những gì mình thích
Bản năng ham chơi, phá phách thích làm những gì mình thích

Tuy nhiên dù thành công, giàu có này có đến nhanh chóng thì cuối cùng rồi thì cũng chóng tàn nếu không kịp khắc phục về đạo đức. Chẳng mấy ai làm càn theo bản năng cả đời mà vẫn tồn tại và hạnh phúc mãi được. Trong số những người này một số đang tạm thời ngồi ở vị trí cao, cũng có người ngồi ở nơi nào đó xa xã hội và cũng có người đang đứng sân khấu ôn lại cho chúng ta các bản năng đó.

IV. Vậy những người thực hiện tốt đạo đức chẳng lẽ không thành công sao?

Không phải vậy, đa số những người thực hiện khá tốt về đạo đức thường chú tâm hơn trong việc, tiếp thu kiến thức và được xã hội coi trọng nên chiếm đa số ở các vị trí trọng yếu của đất nước và tổ chức. Tuy nhiên vì sự hạn chế các công việc toàn diện về đạo đức, tri thức buộc những người không tìm được việc phù hợp phải tìm kiếm các việc khác để mưu sinh.

Người thì vẫn chọn những công việc bắt đầu từ vị trí nhỏ với các bản năng và đạo đức tốt mà đi lên từ từ, người thì muốn lao mình vào các công việc cần sử dụng nhiều bản năng hơn. Và vào lúc này, nắm bắt được nhu cầu quá nhiều về việc ôn lại các bản năng, kỹ năng để mong muốn làm giàu nhanh chóng thì các lớp “dạy làm giàu” đã mở ra rất nhiều.

Lớp ôn lại bản năng, kỹ năng làm giàu có sẵn trong mỗi người
Lớp ôn lại bản năng, kỹ năng làm giàu có sẵn trong mỗi người

Nhưng ai đã từng học rồi thì khi đã trở về, nằm nghĩ lại và tự hỏi mình sao những cái này nó quen quá. Quen chứ, ngày xưa đi học mình cố gắng thực hiện đạo đức thật tốt, nhìn sang đứa bạn suốt ngày đánh nhau, lừa dối, ăn cắp, cướp đồ của bạn khác trắng trợn thì chỉ trích nó nhìn nó với con mắt khác, còn giờ mình lại quay lại xin học các lớp bản năng giống nó vậy có quen không?

IV. Lời kết:

Bài viết nói lên hai khái niệm liên quan đến nhau về bản năng và đạo đức. Mục đích để nhắc lại cho mọi người biết rằng trong mỗi chúng ta đều có những bản năng bị quên đi và bù đắp vào đó là đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam. Nếu thực sự quá cần thiết hãy nhớ lại các bản năng đó và quên đi đạo đức thì sẽ không phải học các khóa học làm giàu để làm gì cả, dùng số tiền đó đầu tư vào làm việc mình thích sẽ tiết kiệm hơn. Còn KTP xin trích lời bác Tổng từng nói:”Tiền nhiều để làm gì, chết có mang đi được không?“. Kiếm vừa đủ với sức lực và trí tuệ mình có, giữ gìn được sức khỏe, sống vui vẻ với gia đình và xã hội là tốt rồi. Và tất nhiên sống có đạo đức ắt sẽ được trời độ, chỉ là độ sớm hay độ muộn mà thôi.

Chú Đại Bi dễ đọc dễ nhìn dễ học nhất

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây